Trở ngược về thời đầu để tìm nguồn xuất phát của lực lượng văn nghệ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, có lẽ, một thời điểm đáng ghi nhận là Hội nghị văn nghệ bộ đội lần thứ nhất họp tại Việt Bắc từ 9/4/ đến 14/4/1949, tuy rằng các lực lượng văn nghệ của bộ đội đã hình thành từ trước đó ít lâu.
Trang tường thuật của Nguyễn Huy Tưởng đã hình
dung Hội nghị ấy như là điểm hẹn của 2 lớp người văn nghệ đi kháng chiến:
“Đã lâu, đám văn nghệ Việt Nam chưa xuất hiện một nhân tài
mới. Những người văn nghệ ‘cũ’ reo trong lòng một ý mong chờ thành khẩn: Phải
chăng ở đây ta sẽ có thêm nhiều bạn cùng đi? Tóc hoa râm của Thế Lữ, Nguyễn
Xuân Khoát, Nguyễn Tuân, vóc ‘hạc’ của Thanh Tịnh, vẻ mặt bùi ngùi của bà Vân
Đài, thầm lặng của chị Anh Thơ, dáng quắc thước của lão tướng Nguyễn Công Hoan,
cái vị trí khó xử của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Thi sớm mang một bộ râu chuyên
nghiệp, đôi mắt hau háu của Xuân Diệu mới ăn mừng ‘Thơ thơ’ vừa được
mười niên, những cái đó thảy đều nặng nề suy nghĩ. Và chung quanh, cả một làn
sóng thanh niên sống giữa dòng thế kỷ da xạm phong sương, mắt đã từng nhìn vào
mắt giặc, tay đã từng nhuốm máu giặc, từ những nơi đang vang tiếng súng về đây,
lòng rộn ràng muốn nói rất nhiều. Đây đại biểu của 15 với An Bá Đảm ‘chiến’,
Minh Tiệp gầy… Đây Sơn La dè dặt với Hoài Niệm, Thăng Hiên; sông Lô lầm lỳ với
Hồng Vũ, vui vẻ với Minh Tuấn; Liên khu I phức tạp và không rõ nét, có Đào Hồng
Cẩm pha trò hề, chính trị viên Tư Vân ‘hắc’ và nhiều văn nghệ sĩ công tác trong
bộ đội: họa sĩ Quang Phòng, họa sĩ Quang cao nhất hội nghị, nhạc sĩ Văn Chung,
Nguyễn Đức Toàn và mẹ chiến sĩ: nữ sĩ Vân Đài… Vượt qua những chặng gian nan
của đường số 6, số 5 lên hội nghị, Quang Dũng, Huyền Kiêu đại biểu cho Liên khu
3, Phạm Văn Chừng, Trọng Loan, Vũ Cao đại biểu cho Liên khu 4; đạo quân chủ lực
308 gửi tới những chàng trai tích cực hoạt bát và đông đảo: Hữu Mai, Minh Bắc,
Quốc Chung, Văn Hồng, Đinh Tùng, trong bộ biên tập báo Quân tiên phong: Chính
Hữu, Lương Ngọc Trác, Đỗ Trí, Trần Hoàn, Lê Hợi, những chàng trai chưa
trắng nợ anh hùng, điều hòa được cái quấy và cái ‘tế nhị’ của thủ đô. Vô
hình chung, Hội nghị là nơi hẹn của hai lớp người.” [1]
Hội nghị nói trên do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng,
cục trưởng cục chính trị, và ông cục phó cục chính trị Lý Ban chủ tọa; chủ tịch
đoàn gồm 3 ông: Thâm Tâm, Trần Độ, Chính Hữu. Sau lời khai mạc của Thiếu tướng
Văn Tiến Dũng, ông Trần Độ đọc báo cáo, cho biết vấn đề phát triển văn nghệ bộ
đội được đặt ra từ sau chiến thắng Việt Bắc. “Một đội quân cách mạng cần phải
có văn nghệ”, – ông Độ kêu gọi sự giúp đỡ của anh em văn nghệ bên ngoài và mong
rằng trong bộ đội sẽ mọc lên những Ehrenbourg, Simonov… Trong hội nghị có những
ý kiến không tán thành sự phân biệt văn nghệ ‘trong’ và ‘ngoài’ bộ đội; tuy
vậy, trên thực tế, những lực lượng văn nghệ trong bộ đội đã hình thành. Ông cục
phó cục chính trị Lý Ban nêu kinh nghiệm ‘văn nghệ chiến tranh’ Liên Xô và Tàu,
phân biệt rõ người công tác văn nghệ với văn nghệ sĩ; ông đề nghị các văn nghệ
sĩ đàn anh tương thân tương trợ những đàn em văn nghệ, “cốt sao tạo nên được
những công trình văn nghệ kích động được sĩ khí, ghi chép được thời đại đặng
lưu lại cho con cháu hoặc trình bày với người ngoại quốc. Chúng ta, – ông nói –
không thể giở sổ quân chính ra mà làm cho thiên hạ tin được sự nghiệp anh hùng
của dân tộc”; “Bộ đội và nhân dân là những người sáng tạo ra lịch sử; văn nghệ
sĩ là những người ghi chép lịch sử”.[2]
Mục đích phát triển lực lượng văn nghệ bộ đội,
như vậy đã được lượng định rõ rệt.
Trong số những binh chủng văn nghệ bộ đội, thành
phần báo chí văn học hình thành ban đầu là ở các đơn vị, gắn với những chuyên
trang nhất định của các tờ báo các đơn vị. Ở quy mô toàn quân thì đến một lúc
nào đó, có thể là ngay trong năm 1949, đã xuất hiện tờ tập san Sinh hoạt
văn nghệ, nhưng những số đầu tiên, thậm chí cả một giai đoạn hoạt động đầu
tiên của tập san này, hiện còn chưa tìm lại được. Chứng cứ sự hoạt động thời kỳ
đầu của tờ này còn thấy rõ qua lời phi lộ ở số đầu tiên bộ sưu tập Sinh
hoạt văn nghệ hiện còn giữ được: “Bắt đầu từ số này, Sinh hoạt văn
nghệ lại tiếp tục ra”. Số Sinh hoạt văn nghệ có lời phi lộ này ra
vào tháng 1/1953. “Tiếp tục ra” tức là trước đó đã có hoạt động, đã có những ấn
phẩm cùng loại được in ra, mặc dù hiện chưa tìm lại được.
***
Bộ sưu tập hiện còn của tờ Sinh hoạt văn nghệ
cho thấy trong thời gian từ đầu năm 1953 đến cuối năm 1954, tập san này hoạt
động như một loại sách ra tương đối đều kỳ của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
Mỗi cuốn Sinh hoạt văn nghệ thời kỳ này
mang trên bìa ngoài (bìa 1) đến 3 tên gọi: tên riêng từng cuốn như mọi cuốn
sách khác (ví dụ: Giáp Văn Khương diệt địch trong đồn Pú Chạng), tên
gọi loại sách (ví dụ: Loại sách chiến thắng Tây Bắc), tên gọi ‘tập
san’ với kỳ hạn xác định (ví dụ: Sinh hoạt văn nghệ tháng 1/1953).
Mỗi cuốn Sinh hoạt văn nghệ (khổ 12x9
cm) gồm chừng từ 24 trang trở lên, nội dung chủ yếu là đăng sáng tác văn thơ,
văn xuôi ngắn, có khi là những mẩu chuyện, có khi là ghi chép, lại cũng có kịch
nói, bản nhạc, về sau có cả tiểu thuyết trích đoạn, ít nhiều văn xuôi dịch, chủ
yếu dịch truyện chiến đấu của chí nguyện quân Trung Quốc ở Triều Tiên, chuyện
tội ác địa chủ đối với nông dân Trung Quốc, v.v…; đôi khi cũng có đăng ý kiến
phê bình, ý kiến hướng dẫn công tác văn nghệ ở đơn vị, hướng dẫn sử dụng các
cuốn Sinh hoạt văn nghệ vào các buổi sinh hoạt văn nghệ ở đại đội,
v.v... Tôi sẽ dừng lại tương đối kỹ ở nội dung các số Sinh hoạt văn nghệ này,
hiện nay đã là tài liệu hiếm, khá nhiều nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu chưa
từng biết.
Năm 1953 có 5 số liền (ra trong các tháng 1, 2 và
3/1953) cùng nằm trong “Loại sách chiến thắng Tây Bắc”, đăng những trang văn
ghi chép trong chiến dịch Tây Bắc như Người chiến sĩ vào đồn giặc phải
nhanh như sóc mạnh như hổ (Giáp Văn Khương kể, Tú Nam ghi), Trả
thù cho Cù Chính Lan (chiến sĩ Trần Văn Thoa kể, Vũ Cao ghi), Cụ Hồ
tốt quá, bộ đội tốt quá (Trần Độ), Tôi tuy già nhưng cũng cố học theo
tinh thần bộ đội (Trần Dần); Quyết tâm thì đánh thắng (Tô Đình
Khản kể, Chính Hữu ghi), Ngày đêm không nghỉ, quyết tâm thi hành mệnh lệnh,
chặn địch diệt địch đến cùng (trung đội trưởng Phi Hùng kể, Tú Nam ghi), Đuổi
địch qua cầu Tài Vài (Hồ Phương), Chị Tâm người phụ nữ vinh quang (Hoàng
Trang); Vượt sông Đà, diệt tiểu đoàn Ma-rốc thứ 3 (Trần Độ), Không
ai hàng giặc (Trần Dần), Tôi dự trận đầu (Hoàng Văn Thảo); những
sáng tác thơ ca: Quyết tâm (Lê Nguyên), Ca dao (Nguyễn Văn
Huấn, A1 B92; Dần A2), Kế hoạch Lo-Rên của Đờ Li-na-rét (thơ đả kích,
Lê Kim), Tiến vào thị xã Sơn La (Mác Xung Kích), Giã gạo giúp dân (Chuyện,
tổ LT ban CT), Diệt địch gọn gàng (thơ của Tổ 2. A1, B8), Đi lên
diệt đồn (chuyện kể bằng ca dao của Đinh Văn Cư, B3, C127); toàn bộ số ra
giữa tháng 3/1953 giành đăng kịch Ơn bộ đội cụ Hồ (kịch một hồi, Hoàng
Tích Linh); toàn bộ số ra đầu tháng 3/1953 là tập bài hátTiến quân vào Tây
Bắc gồm các bài: Quân đội nhân dân (sáng tác của tập thể chiến
sĩ), Vào Tây Bắc (nhạc và lời Nguyễn Thành), Giết hết giặc Pháp (nhạc
và 2 lời tiếng Việt và tiếng Thái, cuả Nguyễn Đình Phúc), Chúng ta phải
đánh thắng (nhạc và lời Đinh Ngọc Liên), Vượt sông Đà tiến vào Tây Bắc
(nhạc và lời Tử Phác), Em bé Mường La (nhạc và lời Trần Ngọc
Xương), Đồng bằng chiến thắng (nhạc và lời Nguyễn Hiếu).
4 số Sinh hoạt văn nghệ các tháng 6, 7,
8 và 9/1953 cùng nằm trong “Loại sách Phát động quần chúng”, gồm những sáng tác
văn thơ, ca dao, dịch thuật, phục vụ các đợt phát động giảm tô và cải cách
ruộng đất đang diễn ra, như: Địa chủ giết hại gia đình tôi (Nguyễn Thị
Chiên kể, Vũ Cao ghi), Gia đình tôi 15 người chết vì địa chủ (Nguyễn
Văn Sinh kể, Côn Sơn ghi), Trong ngục tối (Tiễn, 281, xã đội 29),Tôi
đã rõ đời tôi khổ vì ai (Hệ, C 137), Cuộc đời khổ cực (ca dao của
X.), Nông dân vất vả trăm chiều (ca dao, Võ Nghi), Duyên máu (truyện
ngắn Lưu Bạch Vũ, Trung Quốc, Ngô Tất Tố dịch), Chúng nó đội lốt Chúa, ác
hơn quỷ dữ (chiến sĩ Tặng kể, Khải ghi), Chúng nó phải đền tội (Nguyễn
Khắc Nhạc kể, Nam Hùng ghi), Thư gửi em (thơ, Giang, đoàn 15), Nhờ
ơn Đảng (thơ, tổ 8, A.3, B.3, C.250), Hoan nghênh chính sách (thơ,
Biên, B.2, C.250), Phấn khởi (thơ, Thiện, B.2, C.250); bên cạnh đó là
một số bài về kinh nghiệm hoạt động văn nghệ: Vài ý kiến về cách sử dụng
chuyện ở đại đội (T.P.), Viết chuyện thế nào cho nổi bật lên được? (Trần
Dần), Kinh nghiệm làm kịch (Đoàn Dương Tử viết theo tài liệu của Lê
Kim, C. 505, Trần Dần và đội kịch ‘Thúng thóc’), C 336 viết chuyện
(Lê Nguyên), C. 243 làm kịch (Vũ Cao);
Từ số ra đầu tháng 10/1953, Sinh hoạt văn
nghệ định mở ra một “Loại sách chiến đấu”, nhưng chỉ thực hiện được ở duy
nhất số này; theo lệ thường, số này còn có tên sách là Đội dao nhọn;
thiên truyện dịch này (không ghi tên tác giả Trung Quốc, chỉ ghi tên dịch giả
là Lê Văn Giai, cán bộ tuyên huấn trường lục quân VN) kể về một đại đội chí
nguyện quân Trung Quốc chiến đấu trên chiến trường Triều Tiên.
Số ra nửa cuối tháng 10/1953 hoàn toàn là văn
nghị luận, với tên sách là Mấy kinh nghiệm công tác văn nghệ, gồm
những bài chính: Cuộc họp mặt văn nghệ (SHVN), Đẩy mạnh hơn nữa
phong trào văn nghệ quân đội (Lê Quang Đạo), Kinh nghiệm vận động thi
chuyện và kịch ở đoàn X. (Hoàng Trang, Từ Bích Hoàng), Văn nghệ đại
đội (Vũ Cao), Mấy khó khăn hiện thời trong hoạt động văn nghệ ở đại
đội tôi (M.T.).
Hai số cuối cùng của năm 1953 đều ra mắt trong
tháng 11.
Số ra đầu tháng 11/1953 mang tên Làm tròn
nhiệm vụ, gồm cả văn, thơ, nhạc, tự phê bình, kinh nghiệm: Làm tròn
nhiệm vụ (truyện, Kiều Văn Phi), Bà cụ trên đỉnh núi (truyện,
Nguyễn Hoàn), Một chiều sau chiến đấu (thơ Lý Anh, Trung Quốc, Gắng
Thắng dịch), Vượt đèo (văn, Đinh Tiến), Lúa vàng lúa đỏ (thơ,
Hữu Mai), Sửa đường chống bom (Hồ kể, Chân Xuân ghi), Chiến đấu vì
giai cấp (nhạc của chiến sĩ Lê Văn Liệu, Trần Ngọc Xương ghi), Mấy
nhận xét đầu tiên về cuộc vận động dân ca, chèo ở đại đội X. (Xuân
Trường), Tôi thiếu quan điểm lao động (Trần Ngọc Xương, tổ nhạc, văn
công đoàn QĐ), Vài kinh nghiệm nghiên cứu biểu diễn (Trọng Hùng, tổ
kịch, văn công đoàn QĐ).
Số ra cuối tháng 11/1953 mang tên Diệt chúng
nó để trả thù, cũng gồm đủ mấy thể tài như trên: Diệt chúng nó để trả
thù (truyện Vũ Cao), Lòng dân Tây Bắc biết ơn cụ Hồ (thơ, Mạc
Phi), Lấy thân mình làm giá súng (trích truyện ‘Thượng Cam lĩnh’,
Lục Trụ Quốc, TQ., Thọ Hồng và Từ Bích Hoàng dịch), Quyết tâm diệt giặc (nhạc
cảnh, sáng tác tập thể của đoàn văn công QĐ), Kinh nghiệm xây dựng vở kịch
‘Thúng thóc’ (Trần Độ), Mấy ý kiến về kịch chiến đấu (Hoàng Tích
Linh).
Tính ra trong năm 1953 Sinh hoạt văn nghệ
ra được 13 số.
Trong năm 1954, tập san này chỉ ra được 11 số.
Số đầu năm, ra tháng 1/1954 có tên sách là Liên
tục chiến đấu, gồm các tác phẩm văn: Liên tục chiến đấu (Hiểu và
Bằng), Phá xe tăng (Hoàng Nguyễn) (tr. 8-11), Bắn máy bay (Phan
Huỳnh), Lên đường (trích nhật ký Trần Dần), Quyết tâm (Bùi
Kha kể, Xuân Thiêm ghi), Cụ Hồ thương dân như con (Xuân Dật); thơ: Xem
ảnh báo Liên Xô (Phạm Thanh Tâm), Lúa phát động thắng lợi (Hồ
Phương), Bố con đi giết giặc (Tú Nam); kịch: Giơ tay lên con (Hoài
Giao); Bình ca dao (Giang Tấn); An Cơ Ngọc, diễn viên [Triều Tiên]
có công trạng (H. S. dịch).
5 số liền, ra các tháng 3, 4, 5, 6, 7/1954 đều nằm
trong “Loại sách Chiến thắng Điện Biên Phủ”.
Số ra tháng 3/1954 có tên sách là Trên đồi
75, gồm: Trên đồi 75 (truyện, Trần Đoàn), Đi qua nhà mẹ (thơ,
Trần Cẩn), Ba viên đạn (truyện, Điền Kim Thái, TQ., Long P.H.L. dịch),
Cao Duy Khoan, trung đội trưởng súng máy cao xạ (văn, Lôi Bôn, TQ.,
Long P.H.L. dịch), Điện Biên Phủ hay là Điện Âm phủ (thơ đả kích, Lê
Kim), Tổ xạ kích pháo (ký, Trương Công Lê), Tránh lạc quan tếu (ca
dao, Thanh Tịnh), Mấy ý kiến về viết truyện chiến đấu (Tú Nam), Góp
kinh nghiệm: Kể truyện là một cách sử dụng phổ biến sách báo văn nghệ rất tốt (Giang
Tấn, Thiết, Then).
Số ra tháng 4/1954 có tên sách là Mở đường
thắng lợi, gồm: Tiếng hát công binh mở đường thắng lợi (trích bút
ký, Trần Cư), Gánh gạo sớm mai (thơ, Hoàng Thắng), Người chiến sĩ
súng máy dũng cảm trên đồi 674 (ký, Lê Nguyên), Đánh xâm lược Mỹ (thơ
đả kích, tổ 3, C.2, 27), Chiến sĩ công binh anh dũng của quân tình nguyện
Trung Quốc (Lý Thanh Liêm, Tân Hoa xã, Long P.H.L. dịch), ‘Vì thắng
lợi, hãy dẵm lên người tôi mà qua!’ (Lý Lê, Tân Hoa xã, Long P.H.L. dịch),
Ơn Đảng ơn Bác (thơ, Xuân Thiêm), Chúng ta cũng 13 người (ký,
Vũ Như), Đại hội liên hoan văn công 1954 (SHVN).
Số ra tháng 5/1954 có tên sách là Chiến đấu
đến giọt máu cuối cùng, gồm: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng (ký
của Trần, viết về gương Phan Đình Giót), Ngày đêm trong chiến hào (ký,
Nguyễn Đình Thi), Công binh trên mặt trận Điện Biên làm lại đèo (ký,
Chính Yên), Nhật ký tổ văn công hỏa tuyến (Nhuận, Xương, Tiến), Trong
cuộc vận động liên hoan văn công toàn quốc, các chiến sĩ phải làm gì? (Hoàng
Cầm).
Số ra tháng 6/1954 có tên sách là Vạch mặt
Pháp-Mỹ, là một tập thơ trào phúng của các cây bút bộ đội:
Giới thiệu thơ trào phúng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (SHVN), Vác
mặt cường quốc (Bút Nhọn), Tàu bay Mỹ rụng (Thanh Bình), Cưỡi
lên đầu quan Ba không bị phạt (Trúc Lâm), Cứ bên trái mà chạy
(Phác Văn), Tây mua giấy thông hành ta (Mai Hanh), Tây buôn (Lê
Kim), Lính Tây cay chữ ‘tù’ (Mai Hanh), Hàng kiểu Na-va (Lê
Kim), Tây bí đặc (Thanh Bình), Gậy Mỹ phang đầu Pháp (Lê
Kim), Đờ Cát-tơ-ri, con thú bị săn (Bút Nhọn), ‘Chiến hạm trên
rừng’ (Ph. S.), Hổ bay hay chuột chết (Bút Nhọn), Từ bi nhỉ (Bút
Nhọn), Ngày 8 tháng 5 của ai? (Bút Nhọn); và mấy bài luận khác:
Góp ý kiến, kinh nghiệm: Có nên gây thành một phong trào kể truyện ở đơn vị
không? (Từ Bích Hoàng), Góp ý kiến xây dựng cho báo ‘Sinh hoạt văn
nghệ’ (Xuân Thiêm, Tống Trọng, T.D., Định Cường).
Số ra tháng 7/1954 có tên sách là Hòn đá, gồm:
Giới thiệu kịch ‘Hòn đá’ (SHVN), Hòn đá (kịch chèo, Đỗ Nhuận,
Mạnh Thắng), ‘Dù tôi bị thương nặng thêm cũng được, tranh thủ thời gian cho
xe đi’ (nhật ký, Thế), Đồng chí công binh trẻ tuổi (L.K. thuật,
Quang Tế ghi), Pháo đi chiếm lĩnh trận địa (nhật ký, Diễm), Trước
giờ chiến đấu (ký, Lê Khôi), Trận đầu (X., trích ‘Nhật ký
chiến đấu’), Chiến sĩ bắn phi cơ (ký, Trọng Phiên), Tình phối
hợp (ký, K.H.), Chúc các anh bộ binh diệt nhiều đồn cho pháo chúng tôi
thêm đạn nổ vào đầu giặc (nhật ký, Phạm Thanh Tâm); và một số bài nghị
luận: Chuyện kinh nghiệm: Tờ báo liếp (Xuân Cang), Chung quanh vấn
đề vận động vốn cũ dân tộc (trích một số báo cáo), Đẩy mạnh phê bình,
tự phê bình trong văn nghệ quân đội (tòa soạn SHVN), Vấn đề sáng tạo
nhân vật trong ‘Thượng Cam Lĩnh’ (Bằng Kiến Nam, TQ., Từ Bích Hoàng dịch).
Sinh hoạt văn nghệ số ra tháng 8/1954
hoàn toàn là văn nghị luận với tên sách: Đại hội văn công toàn quốc: Hướng
về đại đội, phục vụ chiến sĩ, gồm: Thư của ông Trường Chinh gửi Đại
hội; Đại hội liên hoan văn công toàn quân lần thứ nhất, 21/6/1954 (tường
thuật, Vũ Cao), Vinh quang của người làm công tác văn nghệ (bài ký tên
Võ Hồng Cương, Anh Chấn chấp bút), Vận động liên hoan dân tộc ở một đại đội
thí điểm (Nguyễn Đức Toàn), Vài ý kiến về vấn đề vận động phong trào
văn nghệ bộ đội (Trúc Lâm), Điểm qua các tiết mục biểu diễn ở đại hội (Tử
Phác), Trước nhiệm vụ mới của văn nghệ bộ đội (Tử Phác), Hồ Chủ
tịch săn sóc văn công (Hoàng Cầm), Công tác tuyên truyền, thông tin,
báo chí văn nghệ trước tình hình nhiệm vụ mới (Tổng cục chính trị).
Sinh hoạt văn nghệ số ra đầu tháng
9/1954 có tên sách là Luyện chắc tay súng, gồm: Luyện chắc tay
súng (kịch ngắn 1 hồi, Hoàng Tích Linh), Nhân dân Lào anh dũng: đội
P.M. (ký, Vũ Như), Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ đội lấp chiến hào
cho dân về cày cấy (ký, Nguyễn Anh Trâm), Chiến sĩ Điện Biên
Phủ: Tổ thông tin anh dũng (ký, Trần Huy Mẫn), Giới thiệu hoạt động
văn nghệ của GPQ TQ: Tổ chức ‘dạ hội quê hương’ thế nào? (Tiết Oa Dương Tử
Đào, TQ., Nguyễn Văn Huân dịch), Đại hội liên hoan văn công toàn quân đón
tiếp đ/c Vương Lực: Học tập kinh nghiệm Trung Quốc (Tử Phác).
Sinh hoạt văn nghệ số ra giữa tháng
9/1954 có tên sách là Nằm quân y, gồm: Nằm quân y (trích tiểu
thuyết ‘Người người lớp lớp’, Trần Dần), Người nữ văn công trên
hỏa tuyến (trích tiểu thuyết Người người lớp lớp’, Trần Dần),
Không xa rời hàng ngũ (ký, Nguyễn Kim Ngọc), Không khi nào chết (thơ,
Huy Vũ), Đợi con về (thơ, Phác Văn), Hòa bình (thơ, Văn), Tổ
quốc ta tươi đẹp (thơ, Xuân Thủ), Niềm vui đình chiến (thơ, Chu
Mai Niệm), Kinh nghiệm ĐHVCTQ: Việc học tập và áp dụng vốn cũ dân tộc còn
mắc nhiều sai lầm (SHVN), Cuộc vận động liên hoan văn nghệ dân tộc
đang tiến hành sôi nổi trong toàn quân (Tử Phác).
Sinh hoạt văn nghệ số ra tháng 11/1954
có tên sách là Trở về quê cũ , gồm: Trở về quê cũ (kịch hát,
Tử Phác), Ngày cuối cùng của chiến tranh (thơ, Tú Nam), Lá cờ (thơ,
Tú Nam), Hai chị em bé Việt (truyện ngắn, Từ Bích Hoàng), Góp ý,
kinh nghiệm: Có nên gây thành một phong trào kể chuyện ở đơn vị không? (An
Bá Đảm), Đẩy mạnh phê bình văn nghệ: Mấy ý kiến về cuốn truyện ‘Giành lấy
tương lai’ của Tú Nam
(trích thư bạn đọc Trịnh Văn Hải, tình nguyện quân ở Lào).
Sinh hoạt văn nghệ số ra tháng 12/1954
có tên sách là Trở về, gồm: Trở về (truyện, Từ Bích Hoàng), Gọi
chồng (truyện tiễu phỉ ở Tây Bắc, Chu Điền), Nhân dân Lào anh dũng:
Chị không ưng chúng nó (ký, Vũ Như), Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những
ngày kéo pháo (ký, Nguyễn Ngọc Giám), Đi lên, anh em (thơ, Tú
Nam), Về Sơn (thơ, Minh Đạo), Tiếng hát chăn trâu (thơ, Kinh
Kha), Nhìn thẳng (thơ, Nguyễn Thi), Noi gương Bác không ngủ (thơ,
Văn Hồng), Em ơi, vì tổ quốc (thơ, Xuân Miễn), Tuổi trẻ (thơ,
Tú Nam), Đẩy mạnh phê bình văn nghệ (trích thư bạn đọc): Nhận xét về bài
thơ ‘Bố con đi đánh giặc’ của Tú Nam (Phan Ngọc, C.34, D. 548), Vài ý
kiến về cuốn chuyện ‘Phan Đình Giót’ của Phác Văn (Huy Phương), Ý kiến
các bạn: Cần tiến tới một cuộc họp mặt các anh chị em sáng tác văn thơ trong
quân đội (trích thư gửi về phòng văn nghệ quân đội của: Xuân Thiêm, Nguyễn
Khải, Phan Huỳnh, Trần Độ, Nguyễn Phúc Nghiệp, An Bá Đảm, Lý Đăng Cao); Bức
thư ngỏ… (Từ Bích Hoàng).
Bức thư ngỏ của Từ Bích Hoàng, thay mặt
những người bộ đội cầm bút gửi tới những người bộ đội cầm súng lâu nay vẫn là
độc giả của mình, cũng là trang cuối cùng của loạt 24 số Sinh hoạt văn nghệ
do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành trong hai năm 1953-54.
***
Bước sang năm 1955, Sinh hoạt văn nghệ được
chuyển cho Cục tuyên huấn (Tổng cục chính trị) quản lý; ban đầu nó được đổi
thành một bán nguyệt san (nửa tháng một kỳ); trang tên báo ghi rõ: “Sinh
hoạt văn nghệ, tờ báo của phong trào văn nghệ trong quân đội”; mỗi số gồm
trên dưới 30 trang tương đương khổ A4. Số mở đầu loạt ấn phẩm này được đánh số
35, hé cho ta dự đoán: trước loạt 24 số Sinh hoạt văn nghệ do Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân chịu trách nhiệm in và phát hành trong 2 năm 1953-54, đã
có 10 số Sinh hoạt văn nghệ ra mắt, tuy hiện nay chưa tìm lại được.
Sinh hoạt văn nghệ số 35 ra ngày
15/3/1955 có các loại bài chính là: tiểu luận-phê bình: Chuyển hướng viết
văn thế nào: Người viết văn chuyển hướng thế nào? Khô và ướt (Trần Dần), Đọc
thơ ‘Việt Bắc’ của Tố Hữu (Hoàng Yến), Chủ nghĩa tự nhiên và việc sáng
tác nhảy múa của bộ đội (Tử Phác), Mấy ý kiến phê bình truyện ‘Vượt
Côn Đảo’ của Phùng Quán (Thúc Đại, Nguyễn Ứng, Lê Quang Khải, Bạch Hải,
Thế Châu, Ninh Quỳ), truyện: Giữ lấy hạnh phúc (truyện ngắn, Mai
Hanh), ký: Không nghỉ (bút ký, Tú Nam), Nam Bộ anh dũng (tùy
bút, Quế Lâm), truyện dịch: Trung úy Cơ-rê-tông (Nguyễn Dậu dịch),
thơ: Ở lại quê nhà (Lùng Kim Trân), Con đường mới (Hoàng
Mộng), ngoài ra còn có các mục tin tức văn nghệ, ý kiến bạn đọc.
Sinh hoạt văn nghệ số 36 ra ngày
01/4/1955 có các loại bài chính là: truyện: Bát cơm quả núi (truyện
ngắn, Xuân Vũ), ký: Quê hương chúng ta (bút ký, Vũ Tú Nam), thơ: Mẹ
già thôn ổ (Trần Văn Thắm), Mến gửi miền Nam (Kinh Kha), Ơn
Đảng bao giờ quên (Phạm Ngọc Cảnh), Những người không bao giờ về nữa (Nguyễn
Hoàng Trung), văn dịch: Trên vĩ tuyến 38 (bút ký mặt trận Triều Tiên,
của Kha Chin, Doãn Trung dịch), lý luận-phê bình: Đấu tranh cho chủ nghĩa
hiện thực (Chu Dương, TQ., Phan Khôi dịch), Chủ nghĩa tự nhiên và việc
sáng tác nhảy múa của bộ đội (tiếp theo): Tính chất chiến đấu trong
nghệ thuật dân tộc (Tử Phác), Qua phòng triển lãm Quân đội nhân dân
VN: Sức mạnh toàn dân (Tạ Hữu Thiện), Bạn đã đọc kỹ “Vượt Côn Đảo”
chưa? (Trần Dần), Kinh nghiệm Trung Quốc: Xuống tiểu đội (Nguyễn
Dậu trích dịch), ngoài ra còn có các mục tin văn nghệ, ý kiến bạn đọc.
Sinh hoạt văn nghệ số 37 ra ngày
15/4/1955 có các loại bài chính là: truyện: Giữ vững lá cờ (truyện, Hồ
Phương), Lá quốc kỳ (truyện, Trần Kim Trắc), ký: Ngọn cờ của tổ
quốc (Bích Lâm), thơ: Quê hương (Đoàn Anh), Mẹ đã thấy rồi (Trần
Can), Lá cờ bên kia sông (thơ, Thu Phong), dịch thuật: Bọn phá
hoại và tụi giết người (thơ Maiakovski, Hoàng Trung Thông dịch), Một
vị sư trưởng giản dị (truyện, Vương Ngọc Hổ, TQ., Trọng Mai dịch), lý luận
phê bình: Vài nét về thi sĩ Mai-a-kốp-ki (Trần Dần), Chủ nghĩa tự
nhiên và việc sáng tác nhảy múa của bộ đội (tiếp theo): Sáng tạo theo hình thái
tự nhiên của đời sống (Tử Phác), Đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực
(Chu Dương, TQ., Phan Khôi dịch, tiếp), Góp ý kiến phê bình tiểu thuyết
“Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán (Hoàng Tuấn Nhã), ngoài ra còn có các mục
tin văn nghệ, ý kiến bạn đọc.
Sinh hoạt văn nghệ số 38 ra ngày
01/5/1955 có các loại bài chính là: ký: Đội văn công của bộ đội chủ lực Tây
Bắc (Trịnh Kính), Đào Văn Khích trên đồi C1 (Tạ Hữu Thiện), Tâm
sự đồng chí Phớn (Quế Lâm), Trên đường tập kết (Bích Lâm); thơ
ca: Mỹ cút đi! (văn tế, Tạ Hữu Thiện),Tâm sự (Việt Hải),
Người chăn heo trong rừng U Minh (Phạm Tường Hạnh), Trở lại Ninh
Bình (Lê Vinh Quốc), Chặn tay nó lại (thơ đả kích, Cao Nhị);
kịch: Ánh sáng Hà Nội ( Hoàng Tích Linh); phê bình: Cuốn ‘Vượt Côn
Đảo’ của Phùng Quán và bài phê bình nó của Trần Dần (SHVN, Nguyễn Hảo,
Nguyễn Đức Hách, Nguyễn Như, Khắc Thuận, Bắc Thôn, Đoàn Hợp), Kinh nghiệm
Trung Quốc: Lãnh đạo việc sáng tác của chiến sĩ hiện nay như thế nào (Trần
Nghi, TQ., Nguyễn Ninh dịch).
Sinh hoạt văn nghệ số 39 ra ngày
19/5/1955 có các loại bài chính: ký: Sinh nhật Hồ Chủ tịch tại Điện Biên
Phủ (Tạ Hữu Thiện), Tấn kịch Đờ Cát (Bích Lâm), Đón cờ Bác và
chuẩn bị cắm cờ trên khu vực 300 ngày (Xuân Thiêm), Tiến quân vào Hồng
Gai (Mai Ngữ); thơ: Lá thư miền Nam (Nguyễn Bao), Rước Cụ ra
Bắc (Lê Hà), Đón cờ Bác (Tiến Đoàn), Bác Hồ ta đó (thơ,
Mai Hanh), Thưa Cha (truyện thơ, Thanh Thủy); truyện tranh: Truyện
đồng chí Tộ (tranh Lưu Bạch, ca dao Cao Nhị); bài hát: Ca ngợi Hồ Chủ
tịch (nhạc và lời Đỗ Nhuận), truyện dịch: Chiến
đồng hồ quý (truyện Liên Xô, Nguyễn Dậu dịch); nghị luận: Bàn
về đặc tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (Đỗ Nhuận), Phê
bình “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán (Lê Đạt, Phạm Thụ), Xem kịch “Ánh
sáng Hà Nội” của Hoàng Tích Linh (Cao Nhị), Kinh nghiệm Trung Quốc:
Quá trình sáng tác và biểu diễn điệu múa ‘Chiến sĩ vui chơi’ (Doãn Trung
dịch); ngoài ra còn có thông báo về Cuộc thi văn nghệ của thanh niên thế
giới, nhân ĐHLH TNSVTG ở Vác-xô-vi, ý kiến bạn đọc.
Sinh hoạt văn nghệ số 40 ra ngày
01/6/1955 có các loại bài chính: văn: Tấm giấy 10 đồng (truyện kể,
Quốc Ân), Trở về đất mỏ Hòn Gai (phóng sự, Tạ Hữu Thiện), Cứu lúa
(ký, Quế Lâm), Vài nhận xét nhỏ: Bộ đội với thiếu nhi (tạp văn, Thanh
Tịnh), Người và bóng: Đồng chí Vitamin (tạp văn, Vũ Tú Nam); thơ: Ô
hô đế quốc Mỹ (thơ đả kích, Phạm Thụ), Em bé Hoa kiều nghèo (Phạm
Ngọc Tiên),
Bắc cầu Bến Hải (thơ, Phạm Chí Nhân), Thưa
Cha (truyện thơ, Thanh Thủy, tiếp); nghị luận: Bàn về đặc tính dân tộc
trong âm nhạc Việt Nam (Đỗ Nhuận, tiếp), Mấy kinh nghiệm về ca vũ kịch
(tóm tắt ý kiến tại cuộc họp những cán bộ phụ trách văn công bộ đội), Tiến
tới kết thúc cuộc tranh luận về cuốn “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán: Góp ý kiến
phê bình “Vượt Côn Đảo” (Trần Độ), Vai trò lãnh đạo của Đảng trong
“Vượt Côn Đảo” (Băng Huyền), Người thực việc thực (Nguyễn Văn
Khỏa), Việc thực và tiểu thuyết (Hà Thúc Chỉ); Kinh nghiệm Trung
Quốc: Quá trình sáng tác và tu sửa điệu múa ‘Đường hầm’ (Triệu Thuận
Nguyên, Doãn Trung dịch)…
Sau 3 tháng với 6 số Sinh hoạt văn nghệ
như trên, tờ báo của phong trào văn nghệ trong quân đội tạm ngừng hơn 3 tháng,
đến giữa tháng 10/1955 lại ra mắt với tên gọi mới: Văn nghệ quân đội.
Văn nghệ quân đội số 1 ra ngày
15/10/1955 vẫn được xem như tờ báo. Trang tên ghi rõ đây là “tờ báo của phong
trào văn nghệ quân đội” “mỗi tháng ra hai số” (về sự mệnh danh sau tên báo, ít
lâu sau sẽ được bổ sung là “tờ báo của phong trào văn nghệ Quân đội nhân dân
Việt Nam”).
Báo vẫn giữ khổ A4, mỗi số từ 32 đến 36 trang, tính cả 2 trang bìa trước sau.
Dạng thức bán nguyệt san này được duy trì đến 01/6/1956. Đây vẫn là một dạng
nội san (chỉ lưu hành trong quân đội, phát hành xuống đến trung đội, tiểu đội),
nên hiện tại các sưu tập ấn phẩm này vẫn là hiếm trong các thư viện, kho lưu
trữ; vì vậy, thay vì thuyết minh và nhận xét bao quát, tôi vẫn sẽ tiếp tục
thuật lại tương đối kỹ nội dung đăng tải trên các số Văn nghệ quân đội loại
này.
Văn nghệ quân đội (viết tắt: VNQĐ)
số 1 (15/10/1955) có các loại bài: văn: Trong tay địch (trích hồi
ký, Trần Đăng Ninh), Buổi tiễn chân (truyện, Vũ Nắng), Chuyện miền
Nam (chuyện kể, Nguyễn Ngọc); thơ ca: Điểm danh (Lý Đăng Cao), Đêm
biên phòng (Nguyễn Ninh), Vợ chồng chim cuốc (ca dao Lùng Kim
Trân), Chặn bàn tay chúng lại (Lê Thái Căn), Hạ
màn khuyển mã (thơ đả kích, Tạ Hữu Thiện); truyện dịch: Bộ đội ta tiến
mãi (Tiêu Ngọc, TQ., Nguyễn Dậu dịch); truyện tranh Mạc Thị Bưởi (Nguyễn
Bích vẽ); nghị luận, phê bình: Hướng mọi hoạt động văn nghệ vào việc xây
dựng một quân đội hùng mạnh (Lê Chưởng), Tích cực giúp đỡ chiến sĩ văn
nghệ đẩy mạnh sáng tác (Lương Ngọc), Học tập các đồng chí nước bạn, đề
cao nghệ thuật ca hát của chúng ta (Nguyễn Đức Toàn), Xem kịch ‘Chiếc
quân hiệu’ (Hoàng Tích Linh), Tự phê bình về ‘Vượt Côn Đảo’ (Phùng
Quán).
VNQĐ số 2 (01/11/1955) có các loại bài: Một
chuyến tuần tra ven biển (bút ký, Vũ Cao), Nghĩ tới miền Nam (truyện
ngắn, Nguyễn Ngọc Tấn), Chuyện miền Nam: Phá trò “tố Cộng” của Mỹ-Diệm
(chuyện kể, Bích Lâm); thơ: Một hai ta bước đều (Dực, đại đội X.), Ngọn
cờ lao động (Khả, đại đội X.), Con cũng nghe lời mẹ, cố học trên thao
trường (Văn Ninh), Suốt đời theo bước Đảng (Lê Vinh Quốc), Ngăn
dòng nước lũ (Tiến Liêu), Sự tích Ngô Đình Diệm (thơ đả kích, Tạ
Hữu Thiện); văn dịch: Năm điểm và không điểm (truyện, Điền Nhân Hải,
TQ., Doãn Trung dịch), Câu chuyện Bá Linh: Cục cảnh sát (truyện, Ét-đơ
Va-bi-lớt, CHDC Đức, Nguyễn Đại Lý dịch qua Trung văn), Căn bệnh của Trương
Xuân (truyện, Trương Phong, TQ., Dương Thượng Ứng dịch); tranh
truyện: Anh hùng quân đội Lê Văn Thọ phá kho bom Tân Sơn Nhất, Nam Bộ (Phạm
Thanh Tâm); nghị luận, phê bình: Nhìn lại phong trào văn
nghệ trong tình hình và nhiệm vụ vừa qua (Văn Phác), Đề cao phong cách
quân nhân trong âm nhạc dân tộc (Đỗ Nhuận), Học tập các đồng chí nước
bạn: Đồng chí Tiêu Dân chỉ huy dàn nhạc (Trọng Loan), Hoạt động văn
nghệ của đại đội tôi có tác dụng đắc lực đối với chỉnh huấn chính quy (Phan
Huỳnh), Tự phê bình về những tranh vẽ in gần đây (Mai Văn Hiến, thay
mặt anh em họa sĩ ở phòng VNQĐ).
VNQĐ số 3 (15/11/1955) có các loại bài:
thơ: Cây soan trên mồ mẹ (Hoàng Yến), Mỗi bước con đi (Hữu
Tâm), Âm mưu ba bước của Mỹ Diệm (thơ đả kích, Tạ Hữu Thiện); văn: Chuyện
miền Nam: Mưu mô Mỹ-Diệm (chuyện kể, Bích Lâm); kịch hát:
Cứ tập như thế (Trần Quý, Doãn Nho); bài hát: Hát mừng anh hùng
Núp (nhạc và lời Trần Quý); tranh truyện: AHQĐ Nguyễn Văn Thuần trưởng
thành trong chiến đấu (Vũ Lai); thơ văn dịch: Tiêu chuẩn xạ kích (trích
truyện, Séc-kin, LX.), Lê-nin (trích trường ca Maiakovski, Hoàng Trung
Thông dịch), Đau khổ và hạnh phúc (truyện, Hướng Minh, TQ., Doãn Trung
dịch), Người chiến sĩ quân đội Xô-viết (Jan-đra, Tiệp Khắc, Tạ Quỳnh
dịch); nghị luận, phê bình: Vấn đề nội dung sáng tác văn nghệ trong học tập
xây dựng chính quy (Văn Phác), Vận động chiến sĩ làm kịch (Huy
Dư),…
VNQĐ số 4 (01/12/1955) có các loại bài:
văn: Bước vào chỉnh huấn (truyện ngắn, Phạm Trần Ngọc), Chuyện
miền Nam (T. Thắng, Bích Lâm); kịch: Buổi tập trên thao trường (sáng
tác tập thể, Đại đội 2, đơn vị X.); thơ: Lòng má (Cao Minh Châu), Tin
ngoài ấy đã về (Lê Hà), Đồng chí pháo binh (Hữu Tâm), Quân
hiệu (Trần Huân), Bài thơ thao trường (Phạm Thanh Tâm), Diệm
bày trò triển lãm (thơ đả kích, Tạ Hữu Thiện); bài hát: Phan Đình Giót
còn sống mãi (nhạc và lời Doãn Nho); văn dịch: Gặp gỡ (truyện
ngắn, Bạch Hoa, TQ., Mạnh Hồ dịch), Người bạn chiến đấu cũ (truyện,
Vương Thụ, TQ., Thọ Hồng dịch), Ngày nay (truyện, Lý Hồng, TQ., Doãn
Trung dịch); nghị luận: Cần phát động mạnh mẽ phong trào thi đua văn nghệ
trong chỉnh huấn (Văn Phác), Đại đội chuẩn bị cho
cuộc vận động văn nghệ sắp tới (Huy Dư), Học tập đoàn nghệ thuật Liên
Xô: Nghệ thuật nhảy múa của Ba-sơ-kia (Đào Hồng Cẩm),…
VNQĐ số 5 (15/12/1955) có các loại bài:
văn: Đêm 19/12/1946 (hồi ký, Đỗ Thiện), Chuyển pháo sang hầm dự bị
(trích ‘Voi xung kích’ , Hồ Phương); thơ: Hai lần giải phóng
quê em (Minh Giang), Con chó con (Phùng Quán), Má tôi (Nguyễn
Đào), Đón tin mừng (Quang Doãn), Đường ngắm (Hồng
Thanh), Thực chất quân đội Diệm (thơ đả kích, Tạ Hữu Thiện); kịch hát:
Bởi vì đâu? (Xuân Bình, Mạnh Thắng, Trần Quý, Doãn Nho); văn dịch: Tình
yêu (truyện, Giang Minh, TQ., Đào Mậu dịch), Mệnh lệnh đầu tiên (truyện,
Rê-ang-nit-len-xi, LX., Doãn Trung dịch qua Trung văn); nghị luận: Ba hình
thức hát, múa, kịch trong cuộc thi đua văn nghệ hiện nay (Văn Phác), Thái
độ của chúng ta học tập các đoàn nghệ thuật bạn (Nguyễn Đức Toàn); ngoài
ra còn nhiều bài mục mang tính báo chí khác.
Bước sang năm 1956, dạng thức bán nguyệt san của Văn
nghệ quân đội tiếp tục được duy trì từ đầu năm cho đến 01/6/1956.
VNQĐ số 6 (01/01/1956) có các loại bài:
văn: Lòng tôi đã sáng (truyện, Vinh Tú), Tâm sự quả lựu đạn tre (truyện,
Phạm Văn Đặng), thơ ca: Ngồi tô khẩu hiệu (Xuân Bình), Tin anh
biết (Khắc Thấu), Nhằm cho trúng (Hồng Thanh), Có tôi đây
đứng gác (Xuân Ngọc), Bọn Diệm lại thay bố (thơ đả kích, Tạ Hữu
Thiện), Dần dần từng bước (hát chèo lời mới, Cao Kim Điền); bài hát: Trên
đường ra xạ trường (sáng tác tập thể, Văn công 308); văn
dịch: Chiến sĩ và tướng quân (truyện, Nguyễn Đại Lý dịch từ Trung
văn); nghị luận: Các nghệ sĩ Liên Xô, những người bạn tốt, người thầy tận
tâm của chúng tôi (Doãn Nho), Các đồng chí đã truyền thêm cho chúng ta
tinh thần lạc quan cách mạng (Xuân Hòa), Học tập kinh nghiệm Trung
Quốc: Đề cao việc tự tu nghệ thuật (Trọng Loan), Học tập kinh nghiệm
nước bạn: Gặp đồng chí Ngụy Nguy, nhà văn trong bộ đội Trung Quốc (Vũ Tú
Nam), Qua đêm kịch liên hoan của trung đoàn X. (Hải Hồ), Văn
công xuống đại đội (Trương Công Lê),…
VNQĐ số 7 (15/01/1956) có các loại bài:
văn: Làm giáo án (truyện, Phan Huỳnh), Trên thao trường (ký,
Xuân Ngọc), Quà của Bác (ký, Nguyễn Ngọc Thảo); kịch: Chiếc vòng
ngụy trang (chiến sĩ E.X. sáng tác, văn công F. nâng cao và cải biên); thơ
ca: Tâm sự vợ chồng cò (C6 đại đoàn X.), Diệm bày trò sinh nhật (thơ
đả kích, Tạ Hữu Thiện), Gương anh muôn thuở không mờ (Hoài Phương);
nhạc: Lá cờ của Bác (lời và nhạc Văn Kha); thơ văn dịch: Bạn chiến
đấu (thơ Triệu Hạc Lai, Triều Tiên, Doãn Thành Long, Đào Vũ dịch), Câu
chuyện một cái sẹo (truyện, Phạm Tú Văn, TQ., Doãn Trung dịch); nghị luận:
Cần nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau khi phát động phong trào văn
nghệ (Văn Phác), Học tập đoàn nghệ thuật Trung Quốc: Tất cả để phục vụ
quần chúng (Xuân Hòa),…
VNQĐ số 8 (06/02/1956) (số tết Bính Thân)
có các loại bài: văn: Tết giữa thủ đô khói lửa (hồi ức, Đỗ Chí), Tết
về trên Háng Châu Phua (hồi ký, Thúc Long), Tết hòa bình ở Điện Biên
Phủ (hồi ức, Lý Đăng Cao), Tết ở hầm Điện Biên (hồi ức, Kim Ngọc,
nữ văn công TCCT), Tết kéo pháo (Khải ghi hồi ức
Hoàng Văn Thắng), Vượt đường 10 (truyện, Vinh Tú), Một
năm qua (truyện, Nguyễn Trọng Oánh), Câu chuyện Tết của đồng chí Tân (truyện,
Nguyễn Ngọc); thơ: Chúc tết các chú (Mỹ Hạnh, HSMN, 14 tuổi), Còn
đây tờ giao ước (Minh Viên), Đốt lon Tây thay lon Mỹ (thơ đả
kích, Lê Kim), Thư nhà (Thanh Tòng, C79), Nồi lửa ấm đêm 30 Tết (Lưu
Trùng Dương, bộ đội LK5); bài hát: Yêu mùa xuân hòa bình (nhạc và lời
Hoàng Việt); văn dịch:Tết ở hỏa tuyến (ký, Ngụy Nguy, TQ., Doãn Trung
dịch); nghị luận: Góp ý kiến về sơ kết phong trào văn nghệ trong dịp Tết (Thế
Thông), Tình cảm của bộ đội qua một số thơ ca gần đây (Xuân Thiêm),…
VNQĐ. s. 9 (01/03/1956): có các bài
chính: Lấy thân chắn nước (ký, Nguyễn Trọng Oánh), Giếng nước ngọt
(ký, Phan Huỳnh), Câu chuyện khẩu súng trường (ký, Phạm Mạn), Miếng
vải cũ (ký, Đỗ Ngọc), Mùa xuân tập kết ở Ba Tơ (ký, V.X.); thơ
ca: Trò hề tuyển cử (thơ đả kích, K 56), Đêm nay đi tuần (Trần
Ngọc), Ra công chống hạn (tập Kiều, Lùng Kim Trân), Kể chuyện đồng
chí Ất (hát nói, Giáp Lá Cà), Em bé chăn trâu (Đặng Đức Thiềng), Lửa
thiêu văn tự (Thanh Tịnh); thơ văn dịch: Bài ca người chiến sĩ (thơ
Sergei Mikhalkov, LX., Lê Kim dịch); Đại đội trưởng và chiến sĩ mới (truyện,
Hà Bản Phát, TQ., Doãn Trung dịch); bài hát: Mùa xuân đón Bác (nhạc và
lời Hồng Nhu); thời sự văn nghệ: Xung quanh phong trào văn nghệ đơn vị (Anh
Tâm, Huy Dư, v.v…), Đoàn văn công Tổng cục chính trị xuống phục vụ đơn vị (Văn
Phác, Đức Toàn), Nhận tặng phẩm văn nghệ của Giải phóng quân Trung Quốc (Xuân
Thiêm), Điểm lại các truyện ngắn trong thời gian qua (Khải),…
VNQĐ. s. 10 (15/03/1956) có các bài chính: kinh
nghiệm, phê bình: Vài nhận xét sau đợt liên hoan sơ kết tết: Đừng làm trở
ngại cho chỉnh huấn, hại phong trào và oan cho chiến sĩ (Văn Phác), Vài
mẩu chuyện sinh hoạt văn nghệ đại đội (Ngọc, Huy Giư), Xem đoàn văn
công Tổng cục biểu diễn (Nguyễn Chân), Mấy ý kiến nhận xét về thơ ca
bộ đội gần đây (Xuân Thiêm), Trao đổi kinh nghiệm (Thế Thông, Văn
Sinh, Trịnh Thế Cường); thơ: Ơn Đảng (Hồng Thi, C.3), Lá cờ của
Bác (Hoài Phương, C.15), Bưởi Nam cam Bắc (Thanh Nhã), Tôi
gác trên cửa biển (Trần Ngọc), Tiếng hát đào sông (Minh Đạo),
Đả đảo trại tập trung giết người của Ngô Đình Diệm (thơ đả
kích, Lê Kim); bài hát: Một hai ta bước (nhạc và lời Tống Lê Vân); ký:
Người trung đội trưởng tốt (Phạm Văn Đặng), Về đơn vị (Đào
Hồng Cẩm), Người tiểu đội trưởng nuôi quân (Hồ Văn Duyệt), Thư về
Nam (Hà Mậu Nhai); truyện: Tin tưởng pháo (Vinh Tú), Nắm đất (truyện,
Boris Polevoi, LX., Bùi Nguyên Hiến, Nguyễn Ngọc dịch)…
VNQĐ. s. 11 (01/04/1956) có các bài chính: nghị
luận, phê bình, kinh nghiệm: Đẩy mạnh phong trào văn nghệ đơn vị tiến lên
những bước mới (Thế Thông, Trường Kha, Trọng, Ngọc Minh), 7 tác phẩm
cuả bộ đội đã được giải thưởng văn học Hội Văn nghệ VN 1954-55 (VNQĐ), Quên
sao được những ngày phục vụ bội đội miền Nam (Nguyễn Thanh, Khắc Tuế), Trao
đổi kinh nghiệm (Hoài Châu, Văn Sinh, Trương Công Lê), Mấy ý kiến về
bộ đội ca hát (Vĩnh An); thơ: Chiếc khăn (Xuân Vũ), Trở lại
Chiềng Ve (Cầm Giang), Đi nhận ruộng (Phác Văn), Mưa
(Minh Tập), Vịnh Ngô Đình Diệm (thơ đả kích, Nguyễn Linh), Đa-lét
có cái mặt mo (thơ đả kích, Lê Kim); truyện: Được 5 điểm (Vinh
Tú); mẩu chuyện: Chuyện miền Nam (Đặng Văn Khánh), Bông hoa trắng
nở (Tiến Dân); ký sự: Cao xạ pháo xuất trận (Lý Đăng Cao),…
VNQĐ. s. 12 (15. 04. 1956) có các bài
chính: nghị luận, phê bình, kinh nghiệm: Xung quang phong trào văn nghệ đơn
vị (Thế Thông, Dương Vân, Anh Vinh, Lê Nguyên), Học tập nhà văn
Xô-viết Boris Polevoi (Trần Cư), Tôi viết ‘Đất nước đứng lên’ (Nguyên
Ngọc), Ở tiền tuyến (thư cải cách ruộng đất, Vũ Tú Nam); thơ: Hôm
nay (Nguyễn Ngọc Tấn), Tăng gia cải thiện (Văn Thiệu), Lớn
lên (Hồ Khải Đại), Kể chuyện đồng chí Phung (Chu
Mai Niệm), Hong tơ, Ngó theo, Ngoéo tay (ca dao Nguyễn Hiêm), Tế
‘quốc hội’ của Tổng Diệm (thơ đả kích, Lê Kim), Ăn may hay khổ luyện (vè,
Trương Công Lê); bài hát: Hồng quân Liên Xô (nhạc Liên Xô, lời Vũ Bình
dịch theo báo Trung Quốc); văn: Biên giới tổ quốc (ký, Lê Đào), Cái
lu (truyện ngắn, Trần Kim Trắc), Đất nước đứng lên (trích tiểu
thuyết, Nguyên Ngọc);
VNQĐ. s. 13 (01. 05. 1956) có các bài
chính: kinh nghiệm: Xung quanh phong trào văn nghệ đơn vị (Hy, Sơn
Đoàn, Lê Huy Thục, Văn Căn, Vũ Chương, Phạm Ngọc Cảnh), Tôi học viết (Trần
Kim Trắc), Xem phim ‘Cây tre Việt Nam’ (P.V.), Trao đổi kinh
nghiệm (Nguyễn Hữu Nghĩa), Văn công học tập lẫn nhau (Khai Minh),
Đẩy mạnh việc hướng dẫn khai thác và áp dụng vốn cũ dân tộc (Ngô
Huỳnh); thơ: Đến mùa bông nở (Nguyễn Trọng Oánh), Mười lăm năm sau
(Vũ Tú Nam), Chiến sĩ bắn tăng (Xuân Cang), Việt Nam phải
thống nhất (Thanh Tịnh), Em bé và người mẹ (Hải Hồ), Nhận thư
anh (Cầm Giang), Khỉ Diệm kể công (thơ đả kích, Lê Kim); bài hát:
Pháo binh trên thao trường (nhạc và lời Nguyễn Trọng); văn: Thắng
luôn hai trận (truyện, Vinh Tú), Cái xe đẩy (ký, Trần Công Nghị),
Chị Thỏn (gương chiến đấu, Mai Ngữ), Chiếc huy hiệu chiến sĩ Điện
Biên Phủ (truyện, Đại Đồng), Làng Đực (ký, Bình Minh), Bảo vệ
Mạc Tư Khoa (ký, B. Polevoi, LX., Phạm Đức dịch),…
VNQĐ. s. 14 (15. 05. 1956) có các bài
mục chính: phê bình, kinh nghiệm: Xung quanh phong trào văn nghệ đơn vị (Thanh
Sơn, Vương Hữu Trường, Xuân Sách, Xuân Hồng, Tô Hải), Tiến tới tổng kết
phong trào thi đua văn nghệ phục vụ chỉnh huấn (Văn Phác), Quân đội
chúng ta được 13 giải thưởng trong cuộc thi văn học và ca nhạc 1954-1955
(P.V.), Trưởng thành với quần chúng (Đỗ Nhuận), Tôi học làm thơ (Hồ
Khải Đại), Trao đổi kinh nghiệm (Văn Thạch, Lê Thống, Hoàng Hữu Đức,
Lê Thái, Đoàn Văn Sâm); thơ: Kết hợp hay vào nhé (Trần Ngọc), Hai
con sông (Nguyễn Hiêm), Gửi mẹ (Hồ Khải Đại), Có ghẻ né ruồi (vè,
Trúc Lâm), Chú ơi nhận lấy nhé (thơ Cung Qua, HS Trung Quốc, Doãn
Trung phỏng dịch); bài hát: Tát nước đêm trăng (nhạc Đắc Nhẫn, phổ lời
Minh Châu), Hò đắp đường thống nhất (nhạc Tạ Phước, lời Tô Vũ); văn: Anh
hùng công binh Lê Viết Thoảng, moi ruột đồi A 1 (truyện, Tạ Hữu Yên), Người
tiểu đội trưởng pháo binh (truyện, Xuân Sách), Chúng tôi được gặp Bác (ký,
Ngọc Châu), Chuyện CCRĐ đợt 5: Chị thẩm phán (ký, Hồ Phương), Cụ
già trong núi (truyện, Phế Nhiên, TQ., Doãn Trung dịch),…
VNQĐ. s. 15 (01. 06. 1956) có các bài
mục chính: nghị luận, kinh nghiệm: Tiến tới Đại hội văn nghệ toàn quốc 1956
(Hội Văn nghệ VN), Xung quanh phong trào văn nghệ đơn vị (Quốc
Thể, Hoài Châu, Trần Quốc Khánh, Phan Xuân Hoàng), Kỷ niệm ngày thiếu nhi
quốc tế 1/6: Tương lai các cháu nằm trong tay chúng ta (Trần Cư), Trao
đổi kinh nghiệm (Kiều Xuân Thạch, Quang Tấn, Minh, Đức, Hải Hồ), Tích
cực chuẩn bị họp mặt bạn đọc báo ‘Văn nghệ quân đội’ (Tòa soạn VNQĐ); thơ:
Bố trí địa lôi (Đỗ Tấn Túc), Đồng chí Ánh, chiến sĩ công trường Lò
Gạch (Vũ Hải), Huy hiệu Bác Hồ (Lưu Giang), Tôi muốn mời đến
tổ quốc tôi (Phùng Quán), Bọn Diệm ‘khuyến khích sự thai nghén’ (thơ
đả kích, Tạ Hữu Thiện); văn: Đường cụ Hồ, truyện đ/c Vừu, anh hùng quân đội
(Xuân Thiêm), Thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ (ký, Phạm Thanh
Tâm), Sau buổi tập (truyện, Vinh Tú), Chuyện miền Nam (chuyện
kể, Nguyễn Ngọc), Trận tấn công vào Skirmanovo (trích truyện dài ‘Cây
bạch hoa’, M. Bubenov, LX., Dương Minh Đẩu dịch),…
Sau số 15 kể trên, bán nguyệt san Văn nghệ
quân đội ngừng xuất bản cho đến hết năm 1956.
Đầu tháng 1 năm 1957, tạp chí Văn nghệ quân
đội ra mắt, thay thế cho tờ báo Văn nghệ quân đội. Đây là tạp chí
ra hàng tháng, độ dày từ khoảng 76 trang đến trên 100 trang, khuôn khổ từ khổ
tương đương A4, có lúc rút xuống khổ 13x19cm; nội dung thường gồm 2 phần: phần
đăng sáng tác thơ văn (của các cây bút trong ngoài quân đội), nhạc (đôi khi có
thêm ảnh nghệ thuật, phụ bản tranh in màu hoặc đen trắng), và phần lý luận, phê
bình, kinh nghiệm sáng tác, tin tức văn nghệ.
Từ tháng 5/1957, từ chỗ là một ấn phẩm chỉ lưu
hành trong quân đội, tạp chí Văn nghệ quân đội bắt đầu được phát hành
rộng rãi cả trong lẫn ngoài quân đội. Cũng bắt đầu từ số này, địa chỉ “Hòm thư
61 Cửa Đông, Hà Nội” được thay bằng địa chỉ “nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội”, [3] và
quan trọng hơn, một ban biên tập của tạp chí Văn nghệ quân đội lần đầu
tiên được công bố trên bìa sau của số tạp chí này, bao gồm những tên tuổi mà
hầu hết rồi sẽ trở nên quan thuộc với bạn đọc: Vũ Cao, Lưu Trùng Dương, Minh
Giang, Từ Bích Hoàng, Mai Văn Hiến, Nguyễn Khải, Hữu Mai, Vũ Tú Nam, Nguyên
Ngọc, Hà Mậu Nhai, Đỗ Nhuận, Nguyễn Trọng Oánh, Hồ Phương, Phùng Quán, Vũ Sắc,
Nguyễn Ngọc Tấn, Ngô Thông, Xuân Thiêm, Tạ Hữu Thiện, Thanh Tịnh, Phác Văn,
cùng với vị trí chủ nhiệm đầu tiên của tạp chí là Văn Phác.
Sưu tập tạp chí Văn nghệ quân đội từ
tháng 1/1957 hiện có tại hầu hết các trung tâm lưu trữ, nên tại đây không cần
phải lược thuật nội dung; vả lại tôi được biết tòa soạn Văn nghệ quân đội cũng
đã tiến hành làm tổng mục lục các mảng bài đăng tạp chí từ 1957 đến 2007, làm
tài liệu cho những ai có quan tâm.
Như vậy, chặng đường từ các cuốn Sinh hoạt
văn nghệ lưu hành trong các đơn vị bộ đội hồi những năm kháng chiến, đến
dạng thức định hình của tờ tạp chí Văn nghệ quân đội phát hành trong
công chúng toàn dân, đã hoàn tất vào tháng 5/1957.
Tháng 7/2010
LẠI NGUYÊN ÂN
_______________[1] Nguyễn Huy Tưởng, Hội nghị văn nghệ bộ đội (tường thuật) // Tạp chí Văn nghệ, [Việt Bắc] s. 11&12 (tháng Tư & tháng Năm 1949), tr. 19. Dẫn theo ‘Sưu tập Văn Nghệ 1948-1954’ tập 2: 1949. Hữu Nhuận sưu tầm, Lại Nguyên Ân biên soạn. Hà Nội: Nxb. Hội nhà văn, 1999, tr. 195.
[2] Tài liệu dẫn trên, tr. 199, 204.
[3] Nhà số 4 Lý Nam Đế do kiến trúc sư Arthur Kruze
(Pháp) thiết kế, được xây dựng những năm 1930-40.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét