TP - Hơn 40 văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương (quê hương nhà
thơ Thâm Tâm), đi thẳng từ thành phố Hải Dương lên Cao Bằng, vào Pò Noa
viếng mộ nhà thơ Thâm Tâm.
| ||
Pò Noa - Một bản nhỏ thuộc thôn Thạch Bình, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng - nơi nhà thơ - liệt sĩ Thâm Tâm (1917 - 1950) - Giải thưởng nhà nước về văn học - nghệ thuật, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng (như “Tống biệt hành”; “Chiều mưa đường số năm” v.v..) hy sinh và yên nghỉ - là một địa danh quen thuộc của giới văn nghệ cả nước.
Một buổi chiều nắng nhạt tháng 12 - 2008, hơn 40 văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương (quê hương nhà thơ Thâm Tâm), đi thẳng từ thành phố Hải Dương lên Cao Bằng, vào Pò Noa viếng mộ nhà thơ Thâm Tâm. Tính toán theo cung đường thì khoảng 5 giờ chiều doàn sẽ đến Pò Noa, “ở” với Thâm Tâm khoảng 2 tiếng - khoảng thời gian không quá ngắn, nhưng “người tính không bằng trời tính”, xe đến đỉnh dốc Pò Noa, gặp đoạn đường dốc mới làm bị mưa lũ xẻ thành nhiều rãnh theo chiều ngang, lái xe xuống xe nhìn con đường dốc mà rùng mình!
Tiến thì quá mạo hiểm mà lùi thì không có chỗ quay xe. Chả nhẽ đi hơn 500 cây số đến đây chỉ để nhìn bản Pò Noa và mộ Thâm Tâm từ xa?! Chủ tịch Hội, họa sĩ Hà Huy Chương quyết định xuống xe đi bộ.
Tôi dẫn Hà Huy Chương đi trước, trong tốp đầu có các văn nghệ sĩ cao tuổi: Nhà thơ Nguyễn Đào Trường (75 tuổi) , nghệ sĩ nhiếp ảnh Tô Kim Trọng (75 tuổi), nhạc sĩ Minh Chính, nhạc sĩ Mai Đoan, hoạ sĩ Chu Đức Tiến, nhà thơ Nguyễn Việt Thanh (trưởng ban thơ), các nhà văn, nhà thơ Văn Duy, Tạ Kim Khánh, Vũ Hoàng Luyến, Nguyễn Thị Lay (lứa tuổi U60) ...
Đi bộ vào bản Pò Noa, ra mộ Thâm Tâm mất một tiếng. Nắng chiều đã tắt, nhưng không ai để ý đến thời gian khi hình ảnh của nhà thơ Thâm Tâm khắc trên bia mộ chợt “rạng rỡ” đón chào những người đồng hương anh em, những người bạn bè văn nghệ.
Ngôi mộ nhỏ quét vôi trắng nghi ngút khói hương và những lời cầu khấn, đúng hơn là những lời tâm sự, những nguyện ước với nhà thơ lớp trước đáng kính, đáng trọng.
Từ trên bãi đất rộng chân núi mọi người hướng tầm mắt ra xa thấy những ngọn núi mờ xanh và con đường dốc ngoằn ngoèo từ biên giới Bản Riềng về Pò Noa - con đường mà nhà thơ Thâm Tâm đã qua trong những ngày cuối cùng của đời mình.
Chúng tôi đã đứng rất lâu, rất lâu trước mộ Thâm Tâm trong đan xen quá khứ và hiện tại để đến khi tạm biệt mỗi người mang theo những xúc động riêng, ấn tượng riêng trong tình cảm chung: Yêu thương, kính trọng và biết ơn.
Cuộc đời có những duyên may, để có chuyến về Pò Noa này, họa sĩ Hà Huy Chương đã hẹn trước với tôi tại thành phố Ninh Bình trong cuộc hội thảo “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tạo văn học” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Tôi cứ nghĩ phải sang năm 2009, ra giêng ngày rộng tháng dài, mùa xuân ấm áp thì chuyến đi mới có thể thực hiện được, không ngờ nhanh đến thế.
Đó là một bất ngờ và chính hoạ sĩ Hà Huy Chương cũng bất ngờ vì theo dự kiến ban đầu đoàn chỉ khoảng 30 người, nhưng biết đợt đi sẽ đến viếng mộ Thâm Tâm và thăm khu di tích lịch sử Pác Bó, nhiều người xin được bổ sung vào danh sách, nhiều người đã nhường “xuất đi” cho người khác nay không “nhường” nữa...
Không thể từ chối những tấm lòng, do vậy mà số người tăng lên trên 40, phải thuê một chiếc xe to và dài, rất khó “len lỏi” trên đường núi. Một bất ngờ nữa là tình cảm của những người dân ở làng Pò Noa đối với nhà thơ Thâm Tâm, với những người bạn Hải Dương vẫn còn giữ được như tình cảm của ông Hoàng Tăng Khuê, người bí thư chi bộ bản nhỏ Pò Noa đã tự tay tháo ván cửa nhà mình đóng quan tài và cùng dân làng Pò Noa an táng Thâm Tâm rất chu đáo như đối với người anh em ruột thịt.
Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Dương cùng một số văn nghệ sĩ trẻ đã lên nhà anh Hoàng Văn Mạnh (cháu nội ông Hoàng Tăng Khuê).
Người bà nội đã già nhưng còn khỏe, minh mẫn đem 2 chai rượu ngô ra mời. Chị Vi Thị Lâm (vợ Hoàng Văn Mạnh) tặng đoàn những khúc cơm lam của nhà mới làm. Hoàng Văn Mạnh và vợ tiễn đoàn ra tận xe. Nồng ấm và thân thương lắm.
Một buổi chiều nắng nhạt tháng 12 - 2008, hơn 40 văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương (quê hương nhà thơ Thâm Tâm), đi thẳng từ thành phố Hải Dương lên Cao Bằng, vào Pò Noa viếng mộ nhà thơ Thâm Tâm. Tính toán theo cung đường thì khoảng 5 giờ chiều doàn sẽ đến Pò Noa, “ở” với Thâm Tâm khoảng 2 tiếng - khoảng thời gian không quá ngắn, nhưng “người tính không bằng trời tính”, xe đến đỉnh dốc Pò Noa, gặp đoạn đường dốc mới làm bị mưa lũ xẻ thành nhiều rãnh theo chiều ngang, lái xe xuống xe nhìn con đường dốc mà rùng mình!
Tiến thì quá mạo hiểm mà lùi thì không có chỗ quay xe. Chả nhẽ đi hơn 500 cây số đến đây chỉ để nhìn bản Pò Noa và mộ Thâm Tâm từ xa?! Chủ tịch Hội, họa sĩ Hà Huy Chương quyết định xuống xe đi bộ.
Tôi dẫn Hà Huy Chương đi trước, trong tốp đầu có các văn nghệ sĩ cao tuổi: Nhà thơ Nguyễn Đào Trường (75 tuổi) , nghệ sĩ nhiếp ảnh Tô Kim Trọng (75 tuổi), nhạc sĩ Minh Chính, nhạc sĩ Mai Đoan, hoạ sĩ Chu Đức Tiến, nhà thơ Nguyễn Việt Thanh (trưởng ban thơ), các nhà văn, nhà thơ Văn Duy, Tạ Kim Khánh, Vũ Hoàng Luyến, Nguyễn Thị Lay (lứa tuổi U60) ...
Đi bộ vào bản Pò Noa, ra mộ Thâm Tâm mất một tiếng. Nắng chiều đã tắt, nhưng không ai để ý đến thời gian khi hình ảnh của nhà thơ Thâm Tâm khắc trên bia mộ chợt “rạng rỡ” đón chào những người đồng hương anh em, những người bạn bè văn nghệ.
Ngôi mộ nhỏ quét vôi trắng nghi ngút khói hương và những lời cầu khấn, đúng hơn là những lời tâm sự, những nguyện ước với nhà thơ lớp trước đáng kính, đáng trọng.
Từ trên bãi đất rộng chân núi mọi người hướng tầm mắt ra xa thấy những ngọn núi mờ xanh và con đường dốc ngoằn ngoèo từ biên giới Bản Riềng về Pò Noa - con đường mà nhà thơ Thâm Tâm đã qua trong những ngày cuối cùng của đời mình.
Chúng tôi đã đứng rất lâu, rất lâu trước mộ Thâm Tâm trong đan xen quá khứ và hiện tại để đến khi tạm biệt mỗi người mang theo những xúc động riêng, ấn tượng riêng trong tình cảm chung: Yêu thương, kính trọng và biết ơn.
Cuộc đời có những duyên may, để có chuyến về Pò Noa này, họa sĩ Hà Huy Chương đã hẹn trước với tôi tại thành phố Ninh Bình trong cuộc hội thảo “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tạo văn học” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Tôi cứ nghĩ phải sang năm 2009, ra giêng ngày rộng tháng dài, mùa xuân ấm áp thì chuyến đi mới có thể thực hiện được, không ngờ nhanh đến thế.
Đó là một bất ngờ và chính hoạ sĩ Hà Huy Chương cũng bất ngờ vì theo dự kiến ban đầu đoàn chỉ khoảng 30 người, nhưng biết đợt đi sẽ đến viếng mộ Thâm Tâm và thăm khu di tích lịch sử Pác Bó, nhiều người xin được bổ sung vào danh sách, nhiều người đã nhường “xuất đi” cho người khác nay không “nhường” nữa...
Không thể từ chối những tấm lòng, do vậy mà số người tăng lên trên 40, phải thuê một chiếc xe to và dài, rất khó “len lỏi” trên đường núi. Một bất ngờ nữa là tình cảm của những người dân ở làng Pò Noa đối với nhà thơ Thâm Tâm, với những người bạn Hải Dương vẫn còn giữ được như tình cảm của ông Hoàng Tăng Khuê, người bí thư chi bộ bản nhỏ Pò Noa đã tự tay tháo ván cửa nhà mình đóng quan tài và cùng dân làng Pò Noa an táng Thâm Tâm rất chu đáo như đối với người anh em ruột thịt.
Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Dương cùng một số văn nghệ sĩ trẻ đã lên nhà anh Hoàng Văn Mạnh (cháu nội ông Hoàng Tăng Khuê).
Người bà nội đã già nhưng còn khỏe, minh mẫn đem 2 chai rượu ngô ra mời. Chị Vi Thị Lâm (vợ Hoàng Văn Mạnh) tặng đoàn những khúc cơm lam của nhà mới làm. Hoàng Văn Mạnh và vợ tiễn đoàn ra tận xe. Nồng ấm và thân thương lắm.
Khi mọi người trở ra đến ngã ba đường thì trời đã tối hẳn. Rất may chiếc xe đã “thoát” được đoạn đường nguy hiểm. Tất cả thở phào. Hà Huy Chương bảo: “Nhờ có cụ Thâm Tâm phù trợ”. Có thể lắm ! Mọi người lên xe trở ra thị xã Cao Bằng theo con đường vòng qua trung tâm xã đã được rải cấp phối, rải nhựa phẳng lỳ mang theo những hình ảnh đẹp của một chiều Pò Noa.
Hôm sau tôi đưa đoàn văn nghệ sĩ Hải Dương lên thăm khu di tích lịch sử Pác Bó, cuộc đi cũng để lại những kỷ niệm đẹp. Nhà thơ Phạm Chức, Trưởng ban văn nghệ Phát thanh - Truyền hình đã xuống ngang đường thăm lại làng bản xưa và những người bạn cũ nơi anh có những năm tháng sống và chiến đấu cách đây gần 30 năm.
Các nhà thơ Nguyễn Thị Lay, Nguyễn Thị Nhung chăm chắm tìm về ngôi nhà của người bạn học quê Hoà An vừa mất để thắp nén nhang tưởng nhớ. Hoạ sĩ Hà Huy Chương “bàn” với tôi rất kỹ về những tác phẩm hội họa về đề tài Bác Hồ ở Pác Bó và thống nhất rằng: Đóng góp của hoạ sĩ Trịnh Phòng về đề tài này là rất đáng trân trọng và tôn vinh. Họa sĩ Chu Đức Tiến, có tiếng về tranh biếm họa đã ký họa tôi bên suối Lê Nin rất tình... chứ không ra... biếm họa!
Tất cả những văn nghệ sĩ Hải Dương trong đoàn, những người tôi đã quen mặt, quen tên và cả những người tôi chưa có dịp trò chuyện mà chỉ kịp ghi lại địa chỉ và số điện thoại đã và sẽ là những người bạn nghề thân thiết. Tôi tin sau chuyến đi này tình cảm của Hội Văn nghệ Hải Dương và Hội Văn nghệ Cao Bằng sẽ trở nên nồng ấm sau những ngày giá lạnh của mùa đông nghiệt ngã.
Hôm sau tôi đưa đoàn văn nghệ sĩ Hải Dương lên thăm khu di tích lịch sử Pác Bó, cuộc đi cũng để lại những kỷ niệm đẹp. Nhà thơ Phạm Chức, Trưởng ban văn nghệ Phát thanh - Truyền hình đã xuống ngang đường thăm lại làng bản xưa và những người bạn cũ nơi anh có những năm tháng sống và chiến đấu cách đây gần 30 năm.
Các nhà thơ Nguyễn Thị Lay, Nguyễn Thị Nhung chăm chắm tìm về ngôi nhà của người bạn học quê Hoà An vừa mất để thắp nén nhang tưởng nhớ. Hoạ sĩ Hà Huy Chương “bàn” với tôi rất kỹ về những tác phẩm hội họa về đề tài Bác Hồ ở Pác Bó và thống nhất rằng: Đóng góp của hoạ sĩ Trịnh Phòng về đề tài này là rất đáng trân trọng và tôn vinh. Họa sĩ Chu Đức Tiến, có tiếng về tranh biếm họa đã ký họa tôi bên suối Lê Nin rất tình... chứ không ra... biếm họa!
Tất cả những văn nghệ sĩ Hải Dương trong đoàn, những người tôi đã quen mặt, quen tên và cả những người tôi chưa có dịp trò chuyện mà chỉ kịp ghi lại địa chỉ và số điện thoại đã và sẽ là những người bạn nghề thân thiết. Tôi tin sau chuyến đi này tình cảm của Hội Văn nghệ Hải Dương và Hội Văn nghệ Cao Bằng sẽ trở nên nồng ấm sau những ngày giá lạnh của mùa đông nghiệt ngã.
Ngày 22/12/2008
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét