Vài nét
tiểu sử
Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình (1917-1950) làm thơ, viết kịch, viết truyện, nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Tác phẩm: Thơ Thâm Tâm (1988).
Trần Huyền Trân (1913-1989), tác phẩm chính: Rau tần (1987).
Thơ của những kẻ "rừng đời lạc lối"
Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật có lẽ là một nhu cầu kỳ lạ nhất của con người. Nó có thể chấp nhận mọi "mặt hàng" hết sức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nó cũng đa dạng như chính đời sống.
Những người mê tranh dân gian Đông Hồ (từ Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa đến các loại tranh lợn, tranh gà, Thầy đồ cóc...) có lẽ ít biết rằng thật ra các bức tranh này đều có tác giả. Chỉ hiềm một nỗi phần lớn những người đã vẽ nên chúng lại sống rất vụng. Trong cảnh vợ ốm, con đau thúc ép, người nghệ sĩ tài hoa phải cố vẽ lấy được vài bức tranh rồi mang bán thật nhanh, không còn thì giờ mà nghĩ ngợi xem tác phẩm ra sao, có xứng đáng với tên tuổi mình hay không. Trong đa số trường hợp, các ý đồ tốt đẹp đổ vỡ tan tành và chỉ để lại mấy mảnh vụn là những tác phẩm dang dở. Nhưng cũng đôi khi, trong cảnh thúc ép, ngòi bút trở nên xuất thần và tác phẩm thu được là một cái gì vượt lên bình thường, chắc chắn là lúc tỉnh táo bình tĩnh, người ta không làm nổi.
Cố nhiên loại nghệ sĩ tài tử vừa nói là sản phẩm của nền nếp sinh hoạt trung cổ, khi các thị trường nghệ thuật chưa hình thành và việc sáng tạo còn lẫn với các hoạt động kiếm sống khác. Có điều là ngay trong nước Việt Nam thời tiền chiến, không phải đã hết loại người kì lạ đó. Cả Thâm Tâm lẫn Trần Huyền Trân đều có cuộc đời riêng khá éo le kỳ cục. Mỗi khi nghĩ tới họ, trong đầu óc những người yêu thơ luôn luôn hiện lên một ám ảnh: đáng lẽ họ phải viết được nhiều hơn, đáng lẽ thơ của họ phải được xuất hiện trong những thi phẩm trang trọng và cuộc đời của họ phải sung sướng. Nhưng mọi chuyện lại cứ luôn luôn oái oăm hơn là ta vẫn tưởng và đôi lúc người yêu thơ chỉ còn có cách tự an ủi: biết đâu nhờ những long đong lật đật như thế mà họ lại viết được những vần thơ thật tuyệt.
Nghịch phách, cô đơn, giá buốt
Trong cuộc sống trôi dạt, khía cạnh đầu tiên thường thấy trong tiểu sử nhà thơ sống vụng về là một sự tản mạn. Tác phẩm của họ như con rơi, con vãi tản mát khắp nơi, chính họ cũng không nhớ hết là bản thân đã viết nên những thứ gì nữa. Và việc tập hợp để công bố thì chính các tác giả lại rất chểnh mảng. Sau mấy lần thất lạc, mãi tới 1987, bản thảo Rau tần của Trần Huyền Trân mới được in ra, nhưng là ở dạng một tập sách 48 trang, không có gáy, thơ đóng ghim, và một số bài xếp nối đuôi nhau khá chật chội. Trường hợp Thâm Tâm cũng bi đát không kém, cho đến nửa thế kỷ sau khi qua đời, nhiều bài thơ Thâm Tâm vẫn chưa được sưu tầm đầy đủ (chẳng hạn, trong số Văn nghệ đặc san tháng 4/1992 người ta lại đưa ra một bài mới). Tại sao có sự lơ đãng kéo dài đến vậy, lý do có thể tìm ngay ở quan niệm về thơ của từng tác giả. Với họ, thơ là một cái gì ngẫu nhiên xuất hiện. Lúc bạn bè gặp gỡ khề khà chén rượu hoặc khi một mình một bóng quẫn bách đau đớn thì vớ lấy bút để viết. Viết cho vơi những buồn vui chứa chất trong lòng. Thơ làm ra không cốt công bố, chứ đừng nói mang bán. Được vài người bạn thật tâm đắc hiểu cho đã cảm thấy được bù đắp hoàn toàn.
Rộng hơn câu chuyện quy trình sản xuất, thật ra ở đây có chuyện cốt cách con người, nhân tố quy định cả cách ứng xử của người làm thơ lẫn nội dung thơ và nhất là cái phần nội dung đã chuyển thành hình thức, là hơi thơ, giọng thơ. Trong khi vẫn khác hẳn nhau, như những phong cách riêng biệt, cả Thâm Tâm lẫn Trần Huyền Trân đều có một nét chung: cốt cách thi nhân cổ ở họ quá mạnh. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ họ, từ Hán Việt khá nhiều và được dùng khá nhuần nhuyễn. Hơn thế nữa, cái hơi hướng toát ra từ nhiều bài thơ cứ xui ta nhớ tới phần thơ biên tái trong thơ Đường. Đặt bên cạnh những Thế Lữ, Xuân Diệu, cái tôi của họ không phải không mạnh bằng, nhưng định hướng của cái tôi đó thì hoàn toàn khác hẳn. ở một người như Xuân Diệu, đó là cái tôi ham sống, muốn sống thật đã đầy, và chỉ sợ người ta quên mình trong bữa tiệc lớn của cuộc đời. Ngược lại, cái tôi ở Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là cái tôi của kẻ đi ngược gió (tên một bài thơ của Thâm Tâm), không chịu hùa theo đời.
Quả trái mùa độc đáo
Cũng như mọi ngành nghề khác, con đường phát triển của những người làm công việc sáng tạo ở nước ta đầu thế kỷ này là con đường chuyên nghiệp hóa. Nhưng nghịch lý của nghề văn là ở chỗ trong khi buộc người ta phải làm hàng đều đều, nó lại vẫn yêu cầu mỗi nhà văn nhà thơ phải giữ được vẻ tươi nguyên trong xúc cảm, và càng tỏ ra ít làm nghề càng tốt. Chính ở chỗ này một số ngòi bút gọi là chuyên nghiệp trong đời sống văn học tiền chiến bộc lộ sự non yếu của mình. Vì mải làm hàng - bảo đảm mặt hàng, để rồi bảo đảm thu nhập - một số đâm ra nhênh nhang bôi bác, hoặc gò gẫm cố ý, tự lặp lại trông thấy mà không sao khắc phục nổi. Nhìn vào một "ông lớn" có thời rất sang trọng như Lê Văn Trương, một thi sĩ bẩm sinh như Lưu Trọng Lư, thậm chí một người vừa có tâm hồn, vừa chịu học hỏi như Xuân Diệu, người sành điệu đều mang máng nhận ra có phần như thế. Bấy giờ, nếu được tiếp xúc với những giọng thơ như Trần Huyền Trân, như Thâm Tâm, như Quang Dũng, người ta sẽ có cảm giác bắt gặp một cái gì thuần khiết, trong lành - đôi khi, một thứ quả trái mùa lạ lẫm - và hiểu ra rằng cả một đời thơ người này cũng không thay thế nổi một hai bài hay của người kia. Không ai thua được trong trường hợp này, cái chính là một nhu cầu đa dạng đã thắng thế.
Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình (1917-1950) làm thơ, viết kịch, viết truyện, nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Tác phẩm: Thơ Thâm Tâm (1988).
Trần Huyền Trân (1913-1989), tác phẩm chính: Rau tần (1987).
Thơ của những kẻ "rừng đời lạc lối"
Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật có lẽ là một nhu cầu kỳ lạ nhất của con người. Nó có thể chấp nhận mọi "mặt hàng" hết sức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nó cũng đa dạng như chính đời sống.
Những người mê tranh dân gian Đông Hồ (từ Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa đến các loại tranh lợn, tranh gà, Thầy đồ cóc...) có lẽ ít biết rằng thật ra các bức tranh này đều có tác giả. Chỉ hiềm một nỗi phần lớn những người đã vẽ nên chúng lại sống rất vụng. Trong cảnh vợ ốm, con đau thúc ép, người nghệ sĩ tài hoa phải cố vẽ lấy được vài bức tranh rồi mang bán thật nhanh, không còn thì giờ mà nghĩ ngợi xem tác phẩm ra sao, có xứng đáng với tên tuổi mình hay không. Trong đa số trường hợp, các ý đồ tốt đẹp đổ vỡ tan tành và chỉ để lại mấy mảnh vụn là những tác phẩm dang dở. Nhưng cũng đôi khi, trong cảnh thúc ép, ngòi bút trở nên xuất thần và tác phẩm thu được là một cái gì vượt lên bình thường, chắc chắn là lúc tỉnh táo bình tĩnh, người ta không làm nổi.
Cố nhiên loại nghệ sĩ tài tử vừa nói là sản phẩm của nền nếp sinh hoạt trung cổ, khi các thị trường nghệ thuật chưa hình thành và việc sáng tạo còn lẫn với các hoạt động kiếm sống khác. Có điều là ngay trong nước Việt Nam thời tiền chiến, không phải đã hết loại người kì lạ đó. Cả Thâm Tâm lẫn Trần Huyền Trân đều có cuộc đời riêng khá éo le kỳ cục. Mỗi khi nghĩ tới họ, trong đầu óc những người yêu thơ luôn luôn hiện lên một ám ảnh: đáng lẽ họ phải viết được nhiều hơn, đáng lẽ thơ của họ phải được xuất hiện trong những thi phẩm trang trọng và cuộc đời của họ phải sung sướng. Nhưng mọi chuyện lại cứ luôn luôn oái oăm hơn là ta vẫn tưởng và đôi lúc người yêu thơ chỉ còn có cách tự an ủi: biết đâu nhờ những long đong lật đật như thế mà họ lại viết được những vần thơ thật tuyệt.
Nghịch phách, cô đơn, giá buốt
Trong cuộc sống trôi dạt, khía cạnh đầu tiên thường thấy trong tiểu sử nhà thơ sống vụng về là một sự tản mạn. Tác phẩm của họ như con rơi, con vãi tản mát khắp nơi, chính họ cũng không nhớ hết là bản thân đã viết nên những thứ gì nữa. Và việc tập hợp để công bố thì chính các tác giả lại rất chểnh mảng. Sau mấy lần thất lạc, mãi tới 1987, bản thảo Rau tần của Trần Huyền Trân mới được in ra, nhưng là ở dạng một tập sách 48 trang, không có gáy, thơ đóng ghim, và một số bài xếp nối đuôi nhau khá chật chội. Trường hợp Thâm Tâm cũng bi đát không kém, cho đến nửa thế kỷ sau khi qua đời, nhiều bài thơ Thâm Tâm vẫn chưa được sưu tầm đầy đủ (chẳng hạn, trong số Văn nghệ đặc san tháng 4/1992 người ta lại đưa ra một bài mới). Tại sao có sự lơ đãng kéo dài đến vậy, lý do có thể tìm ngay ở quan niệm về thơ của từng tác giả. Với họ, thơ là một cái gì ngẫu nhiên xuất hiện. Lúc bạn bè gặp gỡ khề khà chén rượu hoặc khi một mình một bóng quẫn bách đau đớn thì vớ lấy bút để viết. Viết cho vơi những buồn vui chứa chất trong lòng. Thơ làm ra không cốt công bố, chứ đừng nói mang bán. Được vài người bạn thật tâm đắc hiểu cho đã cảm thấy được bù đắp hoàn toàn.
Rộng hơn câu chuyện quy trình sản xuất, thật ra ở đây có chuyện cốt cách con người, nhân tố quy định cả cách ứng xử của người làm thơ lẫn nội dung thơ và nhất là cái phần nội dung đã chuyển thành hình thức, là hơi thơ, giọng thơ. Trong khi vẫn khác hẳn nhau, như những phong cách riêng biệt, cả Thâm Tâm lẫn Trần Huyền Trân đều có một nét chung: cốt cách thi nhân cổ ở họ quá mạnh. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ họ, từ Hán Việt khá nhiều và được dùng khá nhuần nhuyễn. Hơn thế nữa, cái hơi hướng toát ra từ nhiều bài thơ cứ xui ta nhớ tới phần thơ biên tái trong thơ Đường. Đặt bên cạnh những Thế Lữ, Xuân Diệu, cái tôi của họ không phải không mạnh bằng, nhưng định hướng của cái tôi đó thì hoàn toàn khác hẳn. ở một người như Xuân Diệu, đó là cái tôi ham sống, muốn sống thật đã đầy, và chỉ sợ người ta quên mình trong bữa tiệc lớn của cuộc đời. Ngược lại, cái tôi ở Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là cái tôi của kẻ đi ngược gió (tên một bài thơ của Thâm Tâm), không chịu hùa theo đời.
Biết rằng khác đời là rất khổ, nhưng không tìm được cách để hòa hợp, họ đành bằng lòng với cô đơn giá buốt, và thỉnh thoảng lắm, tìm thấy chút hơi ấm ở những người cùng cảnh ngộ (Thâm Tâm, Ngược gió; Trần Huyền Trân, Với Tản Đà, Lưu biệt - tặng Lê Văn Trương, Sầu chung - tặng Quách Thị Hồ). Sự ngang tàng trái khoáy ở đây không phải là vay mượn, là bị tố lên, mà hiện ra như một cái gì kìm giữ không nổi phải buột ra, òa ra vỡ ra, nên lại có vẻ cao sang riêng, và thường khi cả sự duyên dáng riêng nữa.- Hay gì bà hỏi đến tôi
Khóc thì trái thói mà cười vô duyên
(Trần Huyền Trân, Thưa bà)
- Lòng ai bầm tím, ai buồn tối
Cũng tại rừng đời lạc lối ra
(Thâm Tâm, Hoa gạo)
Ngậm lời tráng khí, chim bằng ốm
Chuyện lúc thương tâm gái điếm già
Gió thốc hàng hiên lười viễn mộng
Mưa rào mặt cát gợi ly ca
Phiếm du mấy chốc đời như mộng
Ném chén cười cho đã mắt ta
(Thâm Tâm, Can trường hành)
Quả trái mùa độc đáo
Cũng như mọi ngành nghề khác, con đường phát triển của những người làm công việc sáng tạo ở nước ta đầu thế kỷ này là con đường chuyên nghiệp hóa. Nhưng nghịch lý của nghề văn là ở chỗ trong khi buộc người ta phải làm hàng đều đều, nó lại vẫn yêu cầu mỗi nhà văn nhà thơ phải giữ được vẻ tươi nguyên trong xúc cảm, và càng tỏ ra ít làm nghề càng tốt. Chính ở chỗ này một số ngòi bút gọi là chuyên nghiệp trong đời sống văn học tiền chiến bộc lộ sự non yếu của mình. Vì mải làm hàng - bảo đảm mặt hàng, để rồi bảo đảm thu nhập - một số đâm ra nhênh nhang bôi bác, hoặc gò gẫm cố ý, tự lặp lại trông thấy mà không sao khắc phục nổi. Nhìn vào một "ông lớn" có thời rất sang trọng như Lê Văn Trương, một thi sĩ bẩm sinh như Lưu Trọng Lư, thậm chí một người vừa có tâm hồn, vừa chịu học hỏi như Xuân Diệu, người sành điệu đều mang máng nhận ra có phần như thế. Bấy giờ, nếu được tiếp xúc với những giọng thơ như Trần Huyền Trân, như Thâm Tâm, như Quang Dũng, người ta sẽ có cảm giác bắt gặp một cái gì thuần khiết, trong lành - đôi khi, một thứ quả trái mùa lạ lẫm - và hiểu ra rằng cả một đời thơ người này cũng không thay thế nổi một hai bài hay của người kia. Không ai thua được trong trường hợp này, cái chính là một nhu cầu đa dạng đã thắng thế.
Nguồn: Thâm Tâm và Trần
Huyền Trân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét